Tìm hiểu ưu và nhược điểm của máy RTK

 


Hiện nay nhu cầu đo đạc bằng các trang thiết bị có độ chính xác cao ngày càng tăng theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Ngành địa chất, cầu đường cũng vậy, cũng cần trang bị có loại máy hiện đại để đáp ứng yêu cầu công việc đòi hỏi tốc độ và độ chính xác cao. Do đó sự ra đời của máy RTK đã mang đến sự tiện dụng và hiệu quả công việc đáng kể. Vậy máy RTK là gì?

Máy RTK thiết bị không thể thiếu cho việc đo đạc hiện nay

Máy RTK thiết bị không thể thiếu cho việc đo đạc hiện nay

Máy RTK là gì?

Đó là loại máy sử dụng nhiều trong các ngành nghề khảo sát, đo đạc địa chất, cầu đường mang đến hiệu quả và đạt tốc độ chính xác cao. Máy RTK có tên tiếng anh là Real – Time Kinematic hay còn gọi là máy đo động thời gian thực. Phần lớn máy được dùng đo đạc cố định bằng GPS sóng 3G hoặc 4G. Máy bao gồm trạm động (Rover Station) và trạm tĩnh (Base Station). Nếu trạm động xuất ra số liệu đo đạc được thì trạm tĩnh dùng cho việc thu và phát đi tín hiệu.

Ưu điểm của máy RTK

- Máy được trang bị công nghệ tiên tiến nên có độ chính xác cao, sai số cực thấp do đó mang đến hiệu suất công việc cao.

- So với việc đo đạc thông thường thì đo đạc bằng máy RTK mang đến hiệu quả cao hơn nhiều giúp tiết kiệm tối đa nhân lực đo đạc ước tính khoảng 35%.

- Sử dụng máy RTK cũng như rút ngắn được thời gian đo đạc bảo đảm đáp ứng tiến độ đặc biệt là các công trình đòi hỏi tiến độ thi công và hoàn thành trong thời gian ngắn. Theo ước tính máy RTK tiết kiệm được khoảng 35% thời gian khảo sát và đo đạc so với các cách thông thường.

- Sau khi thu thập hình ảnh, số liệu máy sẽ tự động xử lý trong một thời gian ngắn mà người đo đạc không cần phải thực hiện bất kỳ một thao tác nào vô cùng tiện lợi.

- Với thiết kế gọn nên việc mang vác hoặc di chuyển cũng khá dễ dàng thích hợp cho việc mang đi xa.

Máy RTK giúp cho việc thu thập số liệu diễn ra nhanh chóng

Máy RTK giúp cho việc thu thập số liệu diễn ra nhanh chóng

Nhược điểm của máy RTK

Vì được trang bị công nghệ tối tân nên máy RTK có giá thành rất đắt. Đây cũng là nhược điểm lớn nhất của các loại máy này. Nên muốn mua máy bạn nên suy xét cẩn thận tùy thuộc vào tính chất và quy mô của công việc ít nhiều để có thể mua loại này nào sao cho phù hợp với công việc và chi phí.

Thông số kỹ thuật máy RTK

Khi sử dụng máy cần chú ý điều chỉnh các thông số kỹ thuật sao cho chính xác để mang lại hiệu quả đo đạc cao. Người đo đạc đòi hỏi cần đặt đúng vị trí cũng như cần bảo đảm các chỉ số kỹ thuật, sau đây là một số vấn đề cần lưu ý: 

Về kỹ thuật đặt máy RTK

- Người đo máy RTK cần chọn một điểm cao ráo, dễ quan sát toàn cảnh để đặt trạm tĩnh bởi Base Station cần có độ xác định DC cao.

- Trong khi đó vị trí đặt trạm động không được cách khoảng xa quá so với trạm tĩnh điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến việc phát tín hiệu cũng như xuất các số liệu, 2 thiết bị cách nhau tối thiểu khoảng 12km.

- Cần phải cài đặt các tham số ở cả hai trạm để cho dễ tính toán. Theo hướng dẫn và quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì người đo đạc phải chuyển sang hệ tọa độ VN2000 từ hệ WGS84.

Các bộ phận của máy RTK
Các bộ phận của máy RTK

Về thông số kỹ thuật cần bảo đảm:

- SVS phải > hoặc = 4 với số vệ tinh.

- Đặt Fixed đối với chế độ Status.

- HRMS phải nhỏ hơn hoặc bằng sai số xác định ở các góc rãnh với sai số vị trí điểm MP.

 

 

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

GPS 2 tần số FOIF A70 Pro - Phân phối chính hãng TCMD Việt Nam

Máy thủy bình điện tử là gì? công dụng và cấu tạo?

Thiết bị trắc địa là gì, các loại thiết bị trắc địa thường dùng